Hồ Baikal, hồ nước ngọt
của Nga gần biên giới Mông cổ, sâu 1700 m.
Hồ Baikal (tiếng
Nga: о́зеро Байка́л, chuyển tự. Ozero Baykal, IPA [ˈozʲɪrə bɐjˈkal]; Buryat: Байгал
нуур, tiếng Mông Cổ: Байгал нуур, Baygal nuur, nghĩa là "hồ tự
nhiên"; tiếng Kyrgyz: Байкол) là hồ lâu đời nhất trên thế giới.
Hồ nằm ở phía nam
Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở
phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế
giới

Với 1.642 m (5.387
ft),Baikal là hồ sâu nhất và nằm trong số các hồ trong nhất trong tất cả các hồ
trên thế giới. Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một
thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2
(12.248 sq mi), nhỏ hơn so với hồ Superior hay hồ Victoria. Baikal là nơi sinh
sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm
thấy ở nơi nào khác trên thế giới và đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế
giới vào năm 1996. Khu vực bờ đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ
lạc người Buryat, họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu, trong một môi trường
khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C (−2 °F) và
tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C (57 °F).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét